Tư duy Lũy thừa!

Luce Wayne
16 min readNov 23, 2020

Câu truyện kể rằng, tại một vương quốc nọ có một vị vua vô cùng liêm khiết và công bằng và chính trực, trong một lần vô cùng tức giận với vị hoàng tử yêu quý, vị vua thề rằng sẽ nghiền nạt đứa con của mình bằng một tảng đá đá lớn. Nhưng sau khi bình tâm lại nhà vua nhận ra mình ở thế vô cùng khó xử. vì vua mà không giữ lời thế thì pháp luật sẽ không nghiêm minh. Viên thái sư khôn ngoan bên cạnh nhà vua có một giải pháp. Đập vỡ tảng đá thành những tảng đá rất nhỏ, rồi chút xuống vị hoàng tử tinh nghịch!

Bài viết này tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm, cách mà tôi học tập rèn luyện giúp đẩy khả năng tiếp thu và phân tích của não bộ một cách cực căng, cực mạnh.

In Put — Out Come!

Câu truyện mở đầu bên trên khá thú vị với tôi trong cuốn “Khả năng cải thiện nghịch cảnh” của Nassim Nicholas Taleb nói về tính phi tuyến tính. Và tôi thấy nó rất đúng với việc chúng ta áp dụng cho việc học tập tư duy và kiếm tiền, đặc biệt là đẩy mạnh khả năng tăng tiếp thu nhận thức cho não bộ.

Phi tuyến tính là gì? Phi tuyến tính có nghĩa là mối quan hệ giữa đầu vào (Input)kết quả đầu ra (Outcome) không phải là một đường thẳng. Nếu bạn tăng gấp đôi liều lượng, bạn sẽ nhận được kết quả ít hơn hay nhiều hơn gấp đôi.

VD với câu chuyện mở đầu, Khi nhà vua trừng phạt bằng cách ném một tảng đá to tổ bố 1kg vào người hoàng tử, thì tác hại của nó sẽ lớn hơn rất nhiều so với tác hại của việc ném 2 hòn đá 0.5kg, và nhiều hơn so với năm lần tác hại của hòn đá nặng 0.2kg. Thật đơn giản để hình dung nếu bạn đưa nó lên đồ thị với thiệt hại trên trục tung và và kích thước hòn đá trên trục hoành, đường biểu diễn sẽ là đường cong chứ không phải đường thẳng. Đó là sự phân biệt tinh vi của tính bất đối xứng.

Và rõ ràng với đồ thị thiệt hại bên trên lật ngược lại để có được đồ thị phi tuyến tính của lợi ích bạn sẽ thấy rõ được đó là đồ thị của tăng trưởng lũy thừa.

Nếu bạn muốn thứ gì đó minh họa rõ ràng nhất cho tăng trưởng tuyến tính thì hãy hình dung tới thu nhập (out come) của việc làm công ăn lương hay làm thuê. Thời gian côn g sức bạn bỏ ra (in put) để làm đi làm lại một công việc đều đặn hàng tháng sẽ cho bạn kết quả là một mức lương cố định hàng tháng. Bạn phải tiết kiệm chết mẹ mới có được chút tiền cộng dồn lại hàng tháng.

Còn với công việc của người làm nghệ thuật, sáng tạo, lập trình, và đầu tư, kinh doanh… thì rõ ràng đầu vào và đầu ra của họ không phải là tuyến tính, thời gian công sức trí tuệ họ bỏ ra không bao giờ là tương xứng với thu nhập họ kiếm được. Điều này là đúng với kinh nghiệm bản thân tôi khi phần lớn out come của tôi đến từ những lần giao dịch blue moon hơn là thu nhập đến từ đi công việc làm thuê.

Hay nói cách khác, bạn phải làm thứ gì đó để đầu vào và đầu ra của bạn không phải là tuyến tính. Và điều đó tất nhiên là bắt đầu với bộ não của bạn, chứ không phải công việc nhàm chán lặp đi lặp lại hàng ngày của việc làm thuê.

Earn with your mind, not with your time!

Hãy cùng đến với việc tôi tập luyện cho bộ não của mình ra sao.

Tập tạ cho não!

Trong Series “How to Get Rich (without getting lucky” Naval có nói về việc học tập làm việc và rèn luyện:

“The way people tend to work most effectively, especially in knowledge work, is to sprint as hard as they can while they feel inspired to work, and then rest. They take long breaks.

It’s more like a lion hunting and less like a marathoner running. You sprint and then you rest. You reassess and then you try again. You end up building a marathon of sprints.” — Naval

Với những công việc liên quan tới kiến thức, bạn phải làm việc theo phương pháp chạy nước rút “to sprint as hard as they can while they feel inspired to work, and then rest” tức là làm việc tối đa, trâu chó hết sức có thể khi bạn cảm thấy có động lực với công việc, và sau đó nghỉ ngơi hay nghỉ giữa hiệp rồi lại tiếp tục.

Nó giống như là sư tử săn mồi hơn là chạy đều đều như marathoner. Hoặc như vận động viên thể hình chuyên nghiệp muốn cơ bắp thực sự phát triển mạnh thì họ phải nâng dần mức tạ nặng maximum hết sức có thể trong mỗi buổi luyện tập.

Nếu bạn rèn luyện theo kiểu chạy marathon đều đều tà tà, kiểu nâng 100 lần mức tạ nhẹ, hay giống như nhà vua nghiền tảng đá to thành những viên nhỏ thì kết quả mang lại sẽ không có được ở mức độ ảnh hưởng cực lớn. Những phát đẩy tạ nặng hay những bước chạy nước rút cuối cùng mới là thứ giúp bạn có được sự bứt phát thực sự!

Tại sao việc học tập rèn luyện hay làm việc có liên quan tới kiến thức theo cách tập tạ cực nặng hay chạy nước rút sẽ làm tăng hiệu quả gấp nhiều lần cho não bộ?

Khi lần đầu tiên bước chân vào tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực tài chính tiền tệ, khoa học tâm linh, tôi bắt đầu với con số 0 tròn chĩnh. Kiến thức của tôi cũng như các bạn, không hiểu chuyện gì đang diễn ra, không biết cách thế giới và vũ trụ vận hành ra sao…

Trước đây khi tôi còn là một cậu sinh viên mới ra trường và cũng mới biết đến Bitcoin và tôi cũng đã từng mất tiền vì lending…do kiến thức là số 0 và là một chú gà mờ chính hiệu. Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi tôi còn nhớ lần đầu tiên ông anh tôi quen trên telegram rủ tôi trading forex, ổng gửi cho tôi bản file pdf là cuốn sách hướng dẫn kiến thức về thị trường forex. Tất nhiên nó là bằng tiếng anh, ông anh nói rằng ổng nghiên cứu cuốn đó hết 1 năm trời. Do khả năng tiếng anh cũng có chút đỉnh nên tôi quyết định thử sức với cuốn sách đầu tiên. Trước đây tôi chưa bao giờ thử sức đọc thứ gì đó bằng tiếng anh, nên tôi nghĩ ông anh mất 1 năm thì mình cũng thử dành 1 năm ra nghiên cứu thử sức xem.

Quyết tâm rèn luyện bằng cách mỗi sáng sớm tôi dạy lúc 5h30 để đọc dịch hoàn thành 5 trang của cuốn sách. Đây có thể nói là quả tạ nặng mà tôi chưa bao giờ thử sức, vì là tiếng anh chuyên ngành về trading nên nhiều chỗ tôi không hiểu được. Ban đầu với nhiều từ mới chuyên môn nên tôi mất nhiều thời gian cho việc google tra cứu. Mỗi sáng 5 trang tài liệu và tối đến tôi cũng đọc và học thêm tiếp nên dần dần những mọi thứ bắt đầu chuyển động nhanh hơn, vì những thứ tôi tìm hiểu ghi nhớ từ lúc đầu đang phát huy tác dụng, nó khiến cho tốc độ đọc của tôi trở nên nhanh hơn. Kết hợp việc đọc và ghi chép khiến tôi dần quen với quả tạ nặng mà tôi chưa bao giờ thử sức, khi bạn thử sức hay làm việc theo phương pháp đẩy cao việc học tập nghiên cứu lên mức tối đa vượt quá khả năng mà bạn từng nghĩ thì những việc về sau càng đơn giản dễ làm hơn với bạn. Thử sức đẩy mức tạ tối đa 35kg mà bạn còn đẩy được thì những mức tạ 20 hay 15kg thì quá là điều *bình thường nuôn*.

Cuối cùng tôi cũng hoàn thành cuốn sách hơn 300 trang tiếng anh chuyên môn trong hơn có 1 tháng. Một điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể làm được.

Và đây chưa phải là hết, khi tôi muốn dấn thân thử sức hơn nữa, tôi muốn học để trở thành pro, tôi muốn hiểu chuyên sâu hơn,tổng quát hơn về mọi thứ liên quan đến trading.

Với những đồng tiền ít ỏi gom góp tiết kiệm được tôi đã dành cho khóa học gần ***usd, học online và tài liệu chuyên sâu hơn được ship về tận cửa nhà và qua email, thêm ***usd phí hàng tháng để được vào trong private forum.

Tài liệu được gửi về nhà tôi có thể nghiên cứu sau được nhưng với tài liệu trên forum thì quá là bạt ngàn và quá sức với một người mới như tôi. Quá choáng ngợp, nhưng không thể đủ tiền để tiếp tục duy trì phí tham gia forum nên tôi bị hoang mang. Làm sao để hấp thụ hết những gì tinh túy nhất trong đó mà chỉ trong có 1 tháng?

Đây mới là lúc tôi đẩy quả tạ nặng lên gấp nhiều lần.

Với những tài liệu là file pdf tôi có thể down về nghiên cứu sau, nhưng với những video hướng dẫn thì không thể, điều đó làm tôi quyết định mỗi ngày xem 3–4 video. Mỗi video dài 40–60p. Sáng 5h dậy coi 2 video cho tới lúc đi làm, và tối về xem tiếp.

Đây chính là quãng thời gian tôi nghiên cứu một cách trâu chó nhất có thể. Do không có nhiều tiền để duy trì phí và tôi không muốn lãng phí số tiền mình bỏ ra nên việc nghiên cứu đối với tôi phải là nỗ lực cách dã man nhất. Trời thời tiết là mùa đông tháng 11–12 cuối năm, đặt chuông báo thức 5h sáng chui ra khỏi chăn, xem nhiều đến nỗi đầu tôi như sắp nổ tung và thậm chí đến mức phải buồn nôn, nôn khan.

Nhưng chính quá trình chạy nước rút và tập tạ cực căng đã thay đổi cách học hỏi tiếp thu của tôi một cách chóng mặt.

Đó có thể là đẩy phát tạ hay phát chạy nước rút hết sức và hết tốc lực nhất mà tôi từng thực hiện trước đây. Nó là tiền đề để tôi tiếp tục rèn luyện với bản thân sau này, mọi thứ đều đơn giản hơn rất nhiều mỗi khi tôi tìm tòi và nghiên cứu thứ gì đó. Tôi có thể dành hàng giờ tập trung cho nó mà không bị xao nhãng. Việc đọc sách hay tài liệu càng đơn giản hơn nữa khi khả năng tập trung đã được tôi duy trì và tập luyện.

Đó là bệ phóng giúp tôi bứt phá khả năng, hay bứt phá giới hạn của chính mình. Thử sức với những điều mà trước đây tôi chưa từng làm hay thậm chí nghĩ tới.

Tư duy lũy thừa và khả năng kết nối!

Các bạn đã quen với bài viết về tăng trưởng lũy thừa đối với công nghệ, khi ban đầu là sự đánh lừa về tăng trưởng, sự tăng trưởng lũy thừa ban đầu thậm chí còn thấp hơn cả tuyến tính, nhưng sau đó là sự bùng nổ. Và hầu hết sự tăng trưởng bùng nổ đều xảy ra trên một thời gian tương đối ngắn, và ở những bước cuối cùng.

Với kiến thức hay tư duy thì tăng trưởng lũy thừa cũng là sự đánh lừa ban đầu với nhiều người khi họ nghĩ rằng việc rèn luyện sẽ mang lại kết quả tương đương hay tuyến tính, nó không phải là mối quan hệ tuyến tính khi bạn bỏ một lượng đầu vào, thì đầu ra là tương đương, thậm chí là chưa có đầu ra. Rất nhiều người có tư duy kiểu tuyến tính, bỏ thời gian công sức là đầu vào bằng một lượng và đòi hỏi đầu ra phải có kết quả ngay.

Tấm hình trên tôi lấy từ tác giả Jame Clear trong cuốn sách Atomic Habits nó có tên “ Cao nguyên tiềm năng tiềm ẩn — The Plateau of Latent Potential”

Bạn có thể thấy giao nhau giữa tuyến tính và lũy thừa đó là “Thung lũng thất vọng — Valley of Disappointment” Tại đây là nơi mà rất nhiều người bỏ cuộc!

Vì sao?

Hãy thử hình dung bạn có một khát khao cháy bỏng, một ước mơ, một dự án và bạn đặt tâm huyết của mình vào đó, dồn thời gian sức lực vào công việc…nhưng thực tế bạn thường cảm thấy thất vọng và nhụt chí sau khi bỏ ra hàng tuần hoặc hàng tháng làm việc cố gắng mà không đạt được bất kỳ kết quả gì. Trong khi anh em bạn bè của bạn họ làm được điều này điều nọ, ông nọ bà kia, mua nhà, mua xe…áp lực cuộc sống và cơm áo gạo tiền càng làm bạn thất vọng hơn. Bạn muốn bỏ cuộc!

Với câu chuyện tôi kể bên trên, tôi muốn chia sẻ với các bạn về khoảng thời gian dưới đáy thung lũng thất vọng đó.

Thậm chí đó là thung lũng cho sự thất bại, fail fail fail and fail….

Nhưng tôi không bao giờ bỏ cuộc, vì tôi hiểu nơi đó.

Jame gọi đó là thung lũng thất vọng nhưng tôi sẽ gọi đó là thung lũng của sự tích lũy!

Đó là nơi mà thông tin, hay kiến thức bạn bắt đầu tích lũy chúng dần dần, ít một, ít một…chúng tích lũy từ những lần bạn nôn khan, những lần não muốn nổ tung, những lần thức dậy sớm, và từ những lần thất bại của bạn…

Đây là giai đoạn mà áp lực đè nặng lên vai bạn, bố mẹ áp lực lên bạn, hàng xóm, bạn bè, người thân áp lực lên bạn, vợ con, con cái, đồng nghiệp, sếp lớn sếp bé, cơm áo gạo tiền áp lực lên bạn…

Nhưng tôi không quan tâm, không so sánh…và không than vãn. Bạn phải thật mạnh để có thể đéo quan tâm người khác nghĩ gì.

You must dont give a Fuck!

Đó là khoảng thời gian tôi chỉ tập trung của mục tiêu và cho bản thân mình.

Người khác giàu có, thành đạt hơn… I Dont give a Fuck!

Người khác ông nọ bà kia, mua nhà mua xe… I Dont give a Fuck!

Người khác chạy theo xu hướng này xu hướng kia… I Dont give a Fuck!

Người khác bàn luận về điều này điều kia, nói này nói nọ về tôi…I Dont give a Fuck!

Tóm lại là I Dont give a Fuck!

Thung lũng tích lũy là nơi bạn thay vì thất vọng than vãn vì kết quả chưa đến thì bạn phải cực kỳ kiên nhẫn để tích góp kiến thức, rèn luyện cực mạnh, học cách kết nối lắp ghép cách mảnh ghép mà bạn có được.

Những kiến thức bạn tích lũy không phải là vô ích mà nó là tiền đề, nền tảng để bạn có thể hiểu những lĩnh vực tiếp theo, và khi kết nối chúng lại nó sẽ thành mạng lưới kiến thức to lớn giúp bạn có thể hiểu mọi thứ.

Khi nào bạn thoát khỏi thung lũng là lúc những kiến thức đó phát huy tác dụng, hay bạn tích lũy được đủ mảnh ghép để có thể tạo nên được bức tranh lớn. Bức tranh mà bạn hiểu chuyên sâu và tổng quát nhất về lĩnh vực mà bạn yêu thích, bức tranh mà bạn hiểu về cách mà thế giới, hệ thống này vận hành, và bạn kết nối áp dụng nó thành kinh nghiệm và trải nghiệm của chính bạn.

Cuối cùng bạn vượt qua được thung lũng thất vọng, mọi người sẽ gọi đó là một thành công chỉ sau một đêm. Thế giới bên ngoài chỉ nhìn thấy sự kiện kịch tính nhất chứ không phải tất cả những gì diễn ra trước đó. Nhưng bạn nên biết rằng những gì bạn làm trước đó mới khiến cho cú nhảy vọt đó xảy ra.

Thời gian là ảo tưởng!

Cây Tre hầu như không thể nhìn thấy được chúng phát triển trong 5 năm đầu tiên khi nó xây dựng bộ rễ lan rộng dưới đất trước khi bùng phát 90 feet vào không gian trong vòng sáu tuần.

Mọi thứ đều đòi hỏi sự kiên nhẫn. San Antonio Spurs, một trong những đội bóng thành công nhất trong lịch sử NBA, có một câu trích dẫn từ nhà cải cách xã hội Jacob Riis treo trong phòng thay đồ của họ: “Khi mọi thứ có vẻ như đều vô dụng, tôi đến và quan sát người đẽo đá đục từng nhát vào viên đá của anh ấy, một trăm phát búa mà viên đá vẫn không suy suyễn cho dù là một vết nứt. Nhưng đến phát thứ một trăm lẻ một viên đá vỡ ra làm đôi, và tôi biết rằng không phải phát đục cuối cùng đã làm nên điều đó- mà tất cả những phát trước đã đem lại kết quả này.”

Đó là lý do tôi từng chia sẻ trên Tweet rằng:

Từ điểm A đến B nếu nó diễn ra ngay lập tức, người ta thường gọi đó là phép màu — Miracle. Và rất nhiều ng muốn điều này!
Còn vẫn là từ A tới B nhưng cần thời gian và nỗ lực thì rất ít ng muốn.
Thời gian là ảo tưởng! Và vũ trụ vận hành theo cách 2. — Luce

Trong series phần cuối của “Giàu không nhờ may mắn” Naval cũng nói:

“Nó phải cần có thời gian”. Khi bạn đã có tất cả các mảnh ghép, thì nó vẫn cần phải có một khoảng thời gian không xác định bạn phải đặt vào đó. Nếu bạn ngồi đó tính thời gian, bạn sẽ thiếu kiên nhẫn trước khi mọi thứ đến. Bạn phải thực sự chắc chắn rằng, mọi thứ cần thời gian.— Naval

Khi tôi bắt đầu nghiên cứu đọc sách, với những cuốn sách đầu tiên trong tay, tôi có nói với bố tôi rằng tôi thích đọc sách, ông thậm chí còn chế nhạo việc đọc sách đó, ông cho rằng nó chả giúp ích gì được cho tôi. Điều đó đúng vì out put của việc đọc sách tiếp thu kiến thức không bao giờ tương ứng với in put của bạn, tức là bạn hay bố mẹ bạn sẽ không bao giờ thấy được kết quả ngay lập tức mà kết quả của nó phải sau một thời gian dài tích lũy và chờ trực thời điểm để bùng nổ.

Cho đến khi bạn đặt mọi thứ vào đúng vị trí của nó thì bạn vẫn phải ngồi yên, kiên nhẫn chờ đợi để kết quả đến.

Với nhiều người việc chờ đợi là điều họ không muốn, họ muốn phép màu, họ muốn giàu sau một đêm, họ muốn đồ ăn đặt sẵn trên bàn, họ muốn từ A tới B ngay tức khắc. Đó là lý do nghề đa cấp, dạy làm giàu tại VN muôn đời thịnh và nhiều người sẵn sàng đổ xô đi làm con đề lúc 6h chiều để đổi đời vì thói tư duy ăn sẵn, tham lam và giàu nhanh chóng đã ăn sâu vào tư duy của họ.

Khi tôi đổ tâm huyết vào một dự án, hay kế hoạch nào đó, tâm trí của tôi luôn xác định rằng sau khi các mảnh ghép của dự án được đặt vào đúng vị trí, thì việc mình cần làm là ngồi yên chờ đợi. Thời gian để có được kết quả có thể rất lâu, hay nói cách khác nó giống như chú sư tử rình mồi, kiên nhẫn, kiên nhẫn chờ đợi con mồi lớn.

Nằm rình mồi là khoảng thời gian mà bạn không làm gì ngoài việc hít thở, không làm gì chính là điều khó nhất. Bạn có thể relax chờ đợi và tin rằng kết quả sẽ đến? hay là thay vào đó là chạy lòng vòng, loanh quanh, sốt ruột nhìn người này người nọ để mong kết quả sớm xảy ra.

Cuối cùng…

Nếu đam mê và ước mơ của bạn là một họa sỹ, hãy bắt đầu luyện tập với những bức vẽ khó nhất mà bạn từng vẽ.

Nếu bạn muốn thành nhà lập trình, hãy bắt đầu tập luyện lập trình thứ khó nhất mà bạn từng code.

Nếu bạn muốn trở thành nhà giao dịch giỏi, hãy tập luyện nghiên cứu vấn đề học búa nhất mà bạn từng nghĩ là nó khó.

Nếu bạn muốn trở thành cây viết chuyên nghiệp hãy đặt bàn phím tập luyện viết câu truyện, nội dung kiến thức khó nhất bạn có thể viết.

Nếu bạn muốn tập ngồi thiền, thay vì tập ngồi thiền 5–10p rồi đẩy thời gian lâu dần lên thì bạn nên tập ngồi luôn 40–60p luôn cho mạnh!

Hãy Take risk, thử nghiệm và sửa sai…và kiên nhẫn cho điều mà bạn tin tưởng!

Thậm chí khi bạn không cần rèn luyện cực căng theo phương pháp của tôi thì chỉ cần 1% tốt hơn mỗi ngày, thì kết quả của quá trình là hàm số mũ đã tạo ra sự khác biệt.

Nguồn: https://jamesclear.com/continuous-improvement

Một ngày nào đó khi tích lũy đủ những phát nâng tạ cực căng, những pha chạy nước rút hết tốc lực, những giọt mô hôi, những lần căng não, những lần đầu như muốn nổ tung, những lần thất bại, những đàm tiếu từ người khác… Khi chúng được tích lũy và dồn nén đủ lâu thì đường cong học tập, kiến thức, kinh nghiệm và giá trị của bạn tạo ra sẽ là một đường cong đi lên tuyệt đẹp. Chẳng ai có thể theo kịp bạn.
Và tôi ở đây để nói với bạn điều đó!

Cảm ơn các bạn đã đọc bài!

--

--

Luce Wayne

“Mọi thứ đều kết nối với nhau. Và các bài viết của tôi cũng vậy’’ — Luce. https://twitter.com/RealyNiggaohman